KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU

Mã sản phẩm: KS01
Giá bán : 45.000 đ
Khoai sọ mán Mộc Châu là giống khoai bản địa, trước đây được trồng chủ yếu bởi người Dao (người Mán), nay được cả người Hmong trồng trên các nương, đồi của cao nguyên

KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU, VÂN HỒ ĐƯỢC TRỒNG Ở ĐÂU

Từ lâu, khoai sọ Mán đã được người dân huyện Vân Hồ trồng theo phương pháp truyền thống. Loại khoai này thường được bà con trồng vào khoảng tháng Giêng và thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 11.
Khoai sọ mán có ruột màu vàng, thịt củ khi nấu chín bở, dẻo, thơm, bùi ngậy, ngọt và đậm vị. Năng suất bình quân từ 6-13 tấn/ha. Cây trồng này đạt hiệu quả gấp 2-3 lần so với cây ngô, cây lúa. Giờ đây nó trở thành loài khoai đặc sản Tây Bắc nổi tiếng mỗi độ thu về

 Giống được trồng vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 dương lịch (đầu mùa mưa ở Sơn La), bắt đầu thu hoạch vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch, cây có chiều cao thân trung bình 112 cm, có 1 thân chính nằm trồi hẳn trên mặt đất và có từ 2 đến 4 thân phụ, mầu sắc thân lá xanh nhạt, củ khoai sọ mán có hình dạng đặc trưng, một thân củ to duy nhất hình trụ đứng trên đỉnh củ thường phân chia thành nhiều chồi (mắt), các củ con đẻ về các hướng khác nhau (tùy thuộc vào địa hình trồng), ruột củ mầu vàng nhạt, củ càng già màu vàng rõ hơn. Trọng lượng củ từ 300g – 1kg, năng suất tùy thuộc vào điều kiện canh tác và đinh dưỡng của đất trồng năng suất dao động từ 6 tấn/ha đến 13 tấn/ha, thịt củ khi nấu chín thường có đặc trưng bở dẻo, thơm, bùi ngậy, ngọt và đậm vị.(Sở KHCN tỉnh Sơn La)

Khoai sọ mán có nguồn gốc, hình thù, màu sắc không giống các loại khoai khác.Có khi đó là nét làm nên sự đặc sắc. Theo nhiều người thì có mua khoai về trồng cũng không có củ, chỉ người Dao Mộc Châu trồng mới được, và cũng chỉ người Dao một số nơi như: Chiềng Sại, Chiềng Chung… trồng mới năng suất. Chả biết phải thế không mà đi nhiều nơi, nhìn thấy và ăn nhiều loại khoai sọ, chẳng đâu thấy khoai sọ mán giống ở Mộc Châu. Nó không tròn, nhỏ như khoai bon, không có màu tim tím tròn trĩnh như khoai môn. Khoai sọ mán liệt vào loại củ dị dạng được. Nó chẳng có hình thù nào mà gọi tên. Các mầm củ cứ đẻ ra lộn xộn thành những u, những mấu và to dần lên.

Dị hình, dị màu thế nhưng ai ăn một lần chắc chắn sẽ còn muốn có nhiều lần khác được thưởng thức nó. Sau khi gọt vỏ rửa sạch có thể thái miếng bằng bao diêm bỏ hấp trong nồi cơm vừa cạn nước. cơm chín khoai cũng chín, bỏ miếng khoai nóng hổi ra chấm lạc vừng, vừa ăn vừa xuýt xoa cảm nhận vị bùi bùi của miếng khoai vàng ruộm. Ai thích ăn chiên cũng có thể làm như chiên khoai tây cũng ngon. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn xào qua khoai với mắm, muối, mì chính cho ngấm gia vị rồi cho vào hầm xương. Khoai chín rắc thêm chút rau thơm gồm: thì là, rau mùi tàu, hành vào và bỏ ra thưởng thức. Chỉ riêng màu vàng của bát khoai óng mỡ, lác đác mấy cọng rau xanh đã đủ để thực khách ngây ngất.  Đưa miếng khoai vào miệng, thấy vị ngọt của nước hầm xương hòa lẫn cùng vị ngọt bùi của khoai. Giống khoai này có đặc điểm là cực kỳ bở, nếu chọn được củ khoai ngon (không già, không non quá) chẳng cần phải nhai, đưa vào miệng là đã tan hết rồi.
 

KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU, VÂN HỒ NẤU NHƯ THẾ NÀO

Cũng như khoai sọ, khoai lệ phố, khoai sọ mán Mộc Châu  được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng với đặc tính dẻo quẹo thì nhiều người vẫn thích nấu chè nhất. Bạn hãy gọt vỏ, rửa sạch (cẩn thận kẻo ngứa) rồi cắt miếng (to nhỏ không quan trọng). Sau đó, bắc nồi nước lên bếp, cho khoai vào, đun sôi, để chừng 5 phút, dùng muỗng đảo nhẹ. Tức thì cả nồi khoai trở nên dẻo, sóng sánh. Cho một chút đường vào và thưởng thức, nóng lạnh tùy ý.

Nhìn món chè này nhiều người sẽ không tin sao bát chè lại vàng ươm, sóng sánh, dẻo đến thế, nhưng quả thực bản thân khoai mán vàng rất bở, dẻo một cách kỳ lạ mà không cần cho thêm bột sắn, bột đao. Dù chỉ nấu đơn thuần khoai và đường thì món này cũng đủ say đắm lòng người. Tuy nhiên, để món chè ngon hơn, bạn có thể cho thêm hạt chân châu khô, lá nếp và ăn kèm nước cốt dừa.

Ngoài ra, món canh xương khoai mán vàng cũng rất ngon. Bạn nên chọn xương nhiều thịt, đun cho đến khi nhừ rồi cho khoai cắt thành miếng vừa ăn vào. Chỉ đun đến khi nồi khoai sôi trở lại, để thêm một phút nữa rồi bắc xuống ngay kẻo khoai tan hết. Lúc ăn, bạn chẳng cần nhai, miếng khoai đã dẻo dính trong miệng. Dù vậy, món ăn chỉ ngon khi bạn cho một lượng khoai vừa phải. Nếu quá tham lam, nước xương sẽ bị hút hết, món ăn dễ ngấy.
 

khoai so man moc chau 8
Bước 1: gọt vỏ, ngâm nước muối, rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nhớ đeo găng tay vì khoai khá ngứa)
 
khoai so man moc chau 7
Bước 2: nấu xanh thì xào sơ với muối, hành khô, rồi cho vào nồi xương hầm hoặc bỏ hấp trong nồi hấp hay thả vào nồi cơm điện đã cạn nước
 
khoai so man moc chau 6
Bước 3: khoai nhừ, bỏ thêm chút lá thì là, rau mùi tàu, hành lá và bắc ra
khoai so man moc chau 5
Bỏ khoai sọ hấp đã chín ra đĩa
 
khoai so man moc chau 9
 
khoai so man moc chau 1
 
khoai so man moc chau 3
Bước 4: lên mâm và tận hưởng hành quả
 
     

 

Sản phẩm nổi bật

Ngô nếp nổ, Ngô Cay, ngô...

Ngô nếp nổ, Ngô Cay, ngô...

Giá bán: 30.000 đ
KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU

KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU

Giá bán: 45.000 đ
Thanh long vàng Mộc...

Thanh long vàng Mộc...

Giá bán: 80.000 đ 120.000 đ