Hoa ban Điện Biên ngập tràn đất mường trời
Tháng 3, đất trời Điện Biên ngập tràn trong sắc hoa ban - loài hoa đặc hữu của núi rừng Tây Bắc. Hoa ban bung nở trên khắp các sườn núi, dọc những con đường về bản.
Hoa ban - biểu trưng cho tình yêu
Khoảng 2 tuần nay, hoa ban đã bung nở ở các khu vực của tỉnh như: Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa… Với sắc trắng tinh khôi, thanh khiết và mùi thơm dịu nhẹ, hoa ban đã điểm tô cho bản làng, rừng núi. Hoa ban bắt đầu nở vào giữa tháng 2, sang tháng 3 thì nở rộ. Búp ban có hình bầu dục, tựa như búp phượng vĩ, khi nở có 5 cánh trắng ngần, tinh khôi. Mùi thơm của hoa ban thể hiện rõ nhất vào sáng sớm, khi bình minh vừa ló rạng, gặp những cơn gió thoảng, mùi hương hoa ban lan tỏa, bay xa tạo cảm giác rất dễ chịu, khó nhầm lẫn.
Trong tâm thức người Thái Tây Bắc, hoa ban gắn với câu chuyện kể về mối tình trong trắng, thủy chung giữa nàng Ban và chàng Khum, biểu tượng cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được lưu truyền từ bao đời nay.
Khoảng 2 tuần nay, hoa ban đã bung nở ở các khu vực của tỉnh như: Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Tủa Chùa… Với sắc trắng tinh khôi, thanh khiết và mùi thơm dịu nhẹ, hoa ban đã điểm tô cho bản làng, rừng núi. Hoa ban bắt đầu nở vào giữa tháng 2, sang tháng 3 thì nở rộ. Búp ban có hình bầu dục, tựa như búp phượng vĩ, khi nở có 5 cánh trắng ngần, tinh khôi. Mùi thơm của hoa ban thể hiện rõ nhất vào sáng sớm, khi bình minh vừa ló rạng, gặp những cơn gió thoảng, mùi hương hoa ban lan tỏa, bay xa tạo cảm giác rất dễ chịu, khó nhầm lẫn.
Trong tâm thức người Thái Tây Bắc, hoa ban gắn với câu chuyện kể về mối tình trong trắng, thủy chung giữa nàng Ban và chàng Khum, biểu tượng cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được lưu truyền từ bao đời nay.
Chuyện kể rằng, thuở xưa, ở vùng Tây Bắc có một cô gái Thái rất xinh đẹp, dịu dàng, nết na tên là Ban. Nhiều trai tráng trong bản muốn cưới nàng làm vợ nhưng trái tim nàng lại trao gửi cho một chàng trai nghèo, chịu thương chịu khó tên là Khum. Cha mẹ nàng Ban biết chuyện liền cấm hai người và gả nàng Ban cho gia đình Tạo Mường. Trước quyết định của cha mẹ, trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để gặp chàng. Nhưng khi đến nhà Khum, nàng không gặp được. Nàng Ban để lại chiếc khăn piêu, kỷ vật thiêng liêng luôn mang bên mình ở bên cầu thang để làm dấu hiệu cho chàng Khum biết tìm nàng ở đâu rồi cất công đi tìm Khum. Nàng Ban mải miết đi hết núi này đến núi khác, gọi tên người yêu trong vô vọng, lúc kiệt sức nàng gục xuống dưới rặng cây rừng sau một dãy núi cao.
Chàng Khum sau thời gian đi nương về, thấy chiếc khăn Piêu của người yêu trên cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Rừng sâu núi thẳm mịt mờ, nhưng Khum vẫn đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống, hoá thành con chim cô độc bay mãi trong rừng để tìm bóng người yêu dấu. Nơi nàng Ban mất, sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa Xuân. Cứ đến mùa hoa nở, tiếng chim lại hót vang như tiếng chàng Khum tìm gọi người yêu da diết. Vì mến yêu nàng Ban và thương cảm mối tình đẹp nhưng dang dở, dân làng gọi cây hoa đó là hoa ban.
Từ trong câu chuyện lãng mạn, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng.
Góp phần định vị thương hiệu du lịch Điện Biên
Theo bà Lường Thị Đại, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian dân tộc Thái, xa xưa, hoa ban đã gắn liền với đồng bào Thái. Trong năm, mỗi lần hoa ban nở, cộng đồng người Thái rất háo hức, phấn khởi. Bởi lẽ hoa ban giúp họ giải tỏa tâm lý, bản làng tươi đẹp hơn, người dân cũng xóa bỏ hết tất cả những điều không vừa lòng nhau, trở nên gắn kết hơn. Đến mùa hoa ban, người già và nhất là thanh niên cùng rủ nhau lên rừng để lấy hoa ban. Hoa ban gắn với cộng đồng dân tộc Thái trong văn hóa ẩm thực, hoa, búp và lá non của hoa ban dưới bàn tay khéo léo của người Thái đã trở thành món ăn ngon, độc đáo. Chiếc áo cóm trắng của phụ nữ Thái cũng mang biểu trưng hai cánh hoa ban ôm gọn thân và tôn thêm vóc dáng dịu dàng, thiết tha cho người con gái Thái.
Hiện nay, không riêng gì các vùng núi cao, tại phố núi lòng chảo Mường Thanh, hoa ban cũng đã bung nở, tô điểm cho từng con đường, góc phố như: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ, đường cảnh quan Quốc lộ 279 qua xã Nà Nhạn và khu vực Him Lam - cửa ngõ thành phố Điện Biên Phủ. Tại đây, hàng trăm cây ban rừng nhiều năm tuổi được trồng ở hai bên đã trút hết lá, hoa nở bung, kết thành chùm đung đưa trong gió, mang lại cảm xúc riêng và thu hút đông đảo người dân tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Họ tìm đến địa điểm có nhiều hoa ban nở để chụp cho mình những tấm ảnh đẹp nhất, lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ.
Chị Nguyễn Thị Hồng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chia sẻ: Chị rất thích ngắm hoa ban và thường chụp cho mình những bức hình với loài hoa này. Ngắm hoa ban bung nở, chị rất vui và dường như đang được sống trong câu chuyện về nàng Ban và chàng Khum - câu chuyện tình trong trắng, thủy chung và thuần khiết.
Chị Lò Thị Thương, ở thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ: Là người Thái sinh ra ở mảnh đất Điện Biên, cứ mỗi mùa hoa ban nở lại gợi cho chị những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hoa ban thể hiện cho tình yêu thủy chung, son sắt của chàng trai, cô gái Thái nên mùa hoa ban cũng chính là mùa những chàng trai cô gái có dịp tỏ tình, trao duyên.
Vào ngày 13/3 hằng năm, thời điểm mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, tỉnh Điện Biên lại tổ chức Lễ hội hoa ban để chào mừng chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu này. Bên cạnh đó cũng là dịp để tiếp tục tôn vinh, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch.
Lễ hội hoa ban năm 2019 diễn ra từ ngày 13-18/3 với nhiều sự kiện, trong đó điểm nhấn là Chương trình khai mạc “Lễ hội hoa ban” diễn ra vào đêm 16/3. Lễ hội này được tổ chức nhằm góp phần định vị thương hiệu du lịch Điện Biên, đưa biểu tượng hoa ban trở thành biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Theo bà Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên): Để hoa ban nở đúng dịp diễn ra lễ hội, hiện các đơn vị, địa phương liên quan đã thực hiện phương án tác động kỹ thuật chăm sóc để cây ban nở hoa, nhất là ở một số điểm đã quy hoạch trồng cây ban. Cùng với đó là tổ chức cắt tỉa, tạo tán cho cây hoa ban và có biện pháp theo dõi để kích thích hoa ban nở, phục vụ dịp Lễ hội hoa ban năm 2019.
Hải An - Văn Dũng/TTXVN
Tags: hoa ban tây bắc, hoa ban điện biên
Những tin mới hơn
Danh mục menu
- Sơn La: 21 tập thể cá nhân được tập huấn nâng cao năng lực bán nông sản trực tuyến
- Trà Ô Long Lão Mộc Châu - Hương Vị Tinh Túy Được Chọn Cho Tiệc Trà Đặc Biệt
- MẬT ONG RỪNG SƠN LA: món quà quý giá từ rừng Tây Bắc
- Mơ Muối Lâu Năm: "Thần Dược" Cho Sức Khỏe
- Nhà vườn "đánh thức" du lịch trên cao nguyên Mộc Châu
SẢN PHẨM ĐASATABA
KHOAI SỌ MÁN MỘC CHÂU
45.000 đ
Bia hạt dổi- Mắc Khén (Bia Tây Bắc)
65.000 đ
Thanh long vàng Mộc Châu, Sơn La (hữu cơ)
80.000 đ 120.000 đ
Nho hạ Đen Mộc Châu, Sơn La không hạt, cực ngọt
230.000 đ 250.000 đ
Dâu tây Mộc Châu sấy dẻo ít đường
100.000 đ
Cành hồng rừng Sơn La (cành hồng mini)
300.000 đ
Thịt bê sữa Mộc Châu (bê tươi Mộc Châu)
250.000 đ
Xoài Yên Châu, Mộc Châu
25.000 đ 30.000 đ
Mơ xanh Mộc Châu
30.000 đ
MĂNG NỨA TÂN XUÂN -
130.000 đ
Cam rốn lồi Mộc Châu (cam Navel Mộc Châu)
70.000 đ 80.000 đ
Bột giảo cổ lam Tây Bắc
70.000 đ
Dâu tây Sơn La (dâu tây Mộc Châu)
350.000 đ
Hồng giòn Mộc Châu (giá sỉ)
35.000 đ 50.000 đ
Chanh leo vàng Sơn La
90.000 đ 110.000 đ
Than Tre tinh dầu Sả chanh (cốc tre)
280.000 đ
Than Tre tinh dầu Sả Java (cốc tre)
260.000 đ
Than Tre tinh dầu Sả chanh (cốc sứ)
250.000 đ
Than Tre tinh dầu Sả Java (cốc sứ)
230.000 đ